Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Thai nhi 24 tuần tuổi - những bước tiến đáng kể

Tuần thứ 24 này, bé con vẫn đang phát triển đều đặn, bé đã dài khoảng 30cm và nặng khoảng 600gr, cỡ một bắp ngô lớn. Cơ thể bé đã phát triển rất cân đối và sẽ bắt đầu đầy đặn lên. Não bộ và các gai vị giác phát triển nhanh chóng. Đồng thời, phổi bé đang hình thành các nhánh hô hấp, các tế bào đã bắt đầu sản xuất surfactant giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Thai nhi 24 tuần tuổi vẫn có làn da mỏng và trong suốt.

Thai nhi 24 tuần tuổi - những bước tiến đáng kể
Thai nhi 24 tuần tuổi đã dài khoảng 30cm và nặng 600gr. (Ảnh minh họa)

Cơ thể mẹ sẽ thay đổi ra sao?

Trong những tuần vừa qua, phần chóp tử cung của mẹ đã phát triển vượt cao hơn rốn (cỡ kích thước của một quả bóng). Hầu hết các bà mẹ đều thực hiện xét nghiệm đường huyết GCT trong giai đoạn này (từ tuần này đến tuần 28). Xét nghiệm này nhằm kiểm tra tiểu đường thai kì- tình trạng lượng đường trong máu tăng cao khi mang thai.

Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ khó sinh hoặc mẹ phải mổ vì thai nhi quá cỡ. Nó cũng làm tăng nguy cơ các biến chứng ở trẻ em như hạ đường huyết ngay sau sinh. Kết quả xét nghiệm dương tính chưa có nghĩa là bạn bị tiểu đường thai kì mà bạn sẽ cần làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose CTT sau đó để biết chắc chắn.
Thai nhi 24 tuần tuổi - những bước tiến đáng kể
Mẹ luôn luôn nhớ dành cho mình những giây phút nghỉ nghơi, cố gắng sinh hoạt lành mạnh và ăn uống điều độ, đủ chất để có 1 thai kì khỏe mạnh nhé! (Ảnh minh họa)

Thai nhi 24 tuần tuổi, mẹ cần lưu ý những gì?

Hiện tượng sinh non

Liệu mẹ có biết, hơn 12% trẻ sơ sinh tại Hoa Kỳ là sinh non (trước 37 tuần). Khoảng ¼ trong số đó là sinh non có chủ ý. Đội ngũ y bác sĩ quyết định gây chuyển dạ sớm vì những tình trạng y khoa nghiêm trọng như tiền sản giật nặng hay bé ngừng phát triển. Phần còn lại là những ca sinh non tự phát. Mẹ sẽ có thể sinh non nếu mẹ chuyển dạ, vỡ nước ối hay cổ tử cung mở.
Một vài nguyên nhân gây sinh non có thể kể đến như 1 số bệnh nhiễm trùng sinh dục, vấn đề với nhau thai hoặc suy cổ tử cung và đôi khi bác sĩ cũng không rõ nguyên nhân của những ca sinh non đó. Vì vậy điều cần thiết mẹ có thể làm là tìm hiểu về các dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Hãy gọi cho bác sĩ ngay khi mẹ có những dấu hiệu sau:
-    Tăng tiết dịch âm đạo.
-    Sự thay đổi trong các chất thải: nếu nó trở nên lỏng, nhầy, hoặc có máu (thậm chí chỉ có những vệt hồng).
-    Chảy máu âm đạo hoặc xuất hiện đốm máu trên quần lót.
-    Đau bụng, nhiều hơn 4 cơn co trong 1 giờ (thậm chí những cơn co đó không đem lại cảm giác đau đớn).
-    Sự gia tăng áp lực trong vùng xương chậu (cảm giác như bé con được đẩy xuống).
-    Đau thắt lưng, đặc biệt nếu mẹ chưa từng bị đau thắt lưng trước đó.
Bác sĩ sẽ giúp mẹ theo dõi các cơn co thắt, xem nhịp tim của bé, kiểm tra nước tiểu, kiểm tra màng ối và các khả năng nhiễm trùng khác để giải quyết vấn đề tốt nhất.
Nếu có những dấu hiệu của sự chuyển dạ sớm, hãy gọi ngay cho bác sĩ để biết cách xử lý kịp thời.

Sinh sớm như thế nào tới bé?

Trẻ con sinh non từ tuần 34 đến tuần 37 thường rất bình thường mặc dù khả năng mắc bệnh hay chậm phát triển cao hơn những đứa trẻ khác. Những em bé sinh non trong khoảng 24 tuần tuổi thậm chí sớm hơn vẫn có thể sống bình thường nhờ những tiến bộ khoa học trong chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, sự chăm sóc đặc biệt này cần được tiến hành lâu dài và khoa học.

Cách làm cho vòng một đẹp


Mẹ nên làm gì tuần này?
Hãy bàn bạc với ông xã về cách trang hoàng lại ngôi nhà để chào đón bé con ra đời. Kiểm tra các thiết bị an toàn trong nhà, sửa chữa hoặc bỏ bất kì nội thất nào bị vỡ…. Mẹ cũng nên xem lại giỏ đồ sơ sinh của bé xem có thiếu món nào không để kịp mua bổ sung, đồng thời đừng quên những bộ đồ sau sinh dành cho mẹ bởi ngay sau khi em bé chào đời, mẹ sẽ có rất ít cơ hội để đi mua sắm.
Sự phát triển của thai nhi 24 tuần tuổi.

Đừng để cuộc đời luôn phải nói “giá như…”

Tôi còn trẻ, mới 30. Đủ lớn để hiểu đúng sai ở đời. Đủ vấp ngã đau đớn ở thì quá khứ, đủ để thấy bản thân đã từng có những thất bại đau đớn cả về hoài bão, danh dự, tình cảm, công việc. Thất tình, người thân qua đời, ly hôn, nuôi con một mình, công việc không như ý, bị lừa đảo tiền bạc, niềm tin…những cái thất bại đủ để tôi phải thốt lên “sao tôi có thể ngu dốt và đen đủi đến thế?”.


Khi tôi nhận ra mình ngu dốt ở thời điểm đó, không có nghĩa là hiện tại tôi đã khôn hơn. Vẫn là tôi sau bao lần vấp ngã, nhưng tôi tự vực mình dậy, chẳng ai có thể vực được tôi sau những cú sốc mà tôi tự gây ra cho mình, trừ tôi! Ừ, tôi luôn tâm niệm “ngã từ đâu thì đứng dậy từ đó, nhớ cái cục đá đấy mà chớ có vấp phải nó lần nữa!”.
 Đừng để cuộc đời luôn phải nói “giá như…”
Tôi là đứa nhanh nhẹn, cũng có nhiều mối quan hệ tốt với những người tài giỏi, có địa vị trong xã hội, vì thế cũng có nhiều cơ hội để làm những công việc ở vị trí trong mơ với nhiều người bạn cùng trang lứa, thế nhưng tôi vì lý do này, lý do kia ở thời điểm ấy đã không biết cách hoặc không thể sử dụng những mối quan hệ và cơ hội đó để bước lên những nấc thang mới của sự nghiệp, vẫn chỉ là một nhân viên bình thường chốn văn phòng. 8 tiếng làm việc rồi về nhà trông con, vấn đề là tôi hoàn toàn hài lòng với hiện tại!

Tôi nhìn thấy xung quanh, có rất nhiều người hay hoài niệm và nuối tiếc quá khứ, họ hay than thở “giá như ngày xưa có cái anh nhà giàu yêu biết thế lấy quách đi cho rồi thì có phải sướng không? Giá như dạo ấy học trường Ngoại thương thì có phải có tương lai không? Giá như ngày ấy không tin bạn thì giờ có phải không bị lừa không? Giá như ngày xưa chăm chỉ một tý thì giờ đời đã khác?” nhiều cái giá như tôi được nghe lắm!
 Đừng để cuộc đời luôn phải nói “giá như…”
Khi người ta nói “giá như” tức là người ta không hài lòng với hiện tại. Cái “giá như” ấy hẳn là những lựa chọn thuộc về quá khứ, hẳn là họ đã tự để trôi đi những cái tốt đẹp mà khi đó họ không hề nhận ra, và họ tiếc! Nhưng vấn đề là khi bạn đang không hài lòng với hiện tại, bạn nuối tiếc quá khứ thì ích gì? Thay đổi được điều gì ngoài việc bạn đang thừa nhận rằng mình là một kẻ thất bại ở thì hiện tại? Nếu như bạn cho rằng bản thân mình lẽ ra phải xứng đáng nhận được nhiều điều hạnh phúc, thành công hơn thế thì ngay từ hôm nay, bạn ngừng than vãn và hoài niệm đi, bắt tay vào ngay cái mà bạn đang mộng tưởng ấy, để đến thì tương lai, bạn không ngồi mà ủ ê thương tiếc những cái đã qua nữa. Tại sao bạn không làm thế???

Chúng ta hay nghĩ về tương lai và mơ mộng nó, việc hướng về phía trước với tâm thế tích cực chẳng có gì là sai trái, nhưng muốn những điều tích cực chờ đón mình ở phía trước thì đừng ngồi ì ra đó ngẩng mặt lên nghĩ, hãy đứng dậy và thực hiện nó ngay ở thì hiện tại. ngay trong ngày hôm nay, nếu cơ hội đến thì hãy nắm bắt, hãy lựa chọn, hãy nghĩ cho chín rồi bắt đầu. Nếu như bạn vẫn còn phân vân, hoang mang, lưỡng lự ở thì hôm nay, thì tương lai chắc chắn bạn sẽ lại ủ ê tiếc nuối và quay lại nhìn cái ngày hôm nay rồi nói “giá như”…
Không đi, bạn sẽ đứng nguyên một chỗ, không làm – bạn sẽ chẳng biết đúng sai, không dám lựa chọn – cả cuộc đời bạn chỉ chìm trong tiếc nuối và “giá như”. Và nếu muốn cuộc đời mình không phải nói “giá như” thì tốt nhất hãy hài lòng với hiện tại, nếu như không hài lòng thì hãy cố gắng mà bứt phá, cuộc đời luôn công bằng, bạn cho đi sự quyết đoán ở thì hiện tại, tương lai sẽ trả lại cho bạn kết quả, dù đúng – dù sai thì bạn cũng đã dũng cảm lựa chọn ở thời điểm đó, và với những con người biết hài lòng ở thì hiện tại và biết cố gắng trong từng ngà,y họ thường không bao giờ phải nói “giá như”!

Cúng cô hồn tháng 7 gồm những gì và ngày nào

Trai đẹp hãi hùng vì bị gái công sở đeo bám!

Sở hữu vẻ ngoài điển trai, nụ cười tỏa nắng, lại được “cộp mác” trai Hà Nội xịn, nên Nguyên lúc nào cũng có hàng tá cô nàng chạy theo “xin chết”. Nguyên kể, trong những “đối tượng” này, người chỉ “thầm thương trộm nhớ” cũng có, người công khai theo đuổi cũng có, nhưng chưa một ai khiến Nguyên… hãi hùng và “ám ảnh” như Hằng, cô nàng đồng nghiệp mới của mình.

Mới về công ty chưa lâu, nhưng Hằng tỏ ra khá bạo dạn, tuyên bố luôn với cả phòng là sẽ “tấn công” Nguyên cho bằng được. Lấy cớ là người mới, chưa quen công việc, cần sự hướng dẫn và hỗ trợ, Hằng lúc nào cũng tìm cách bám riết lấy Nguyên không rời. Giờ nghỉ trưa, mặc cho Nguyên tìm mọi cách để tránh né, nhưng Hằng vẫn kéo ghế ngồi kè kè bên cạnh, đợi bằng được Nguyên đứng lên đi ăn cơm cùng mình, tan làm dù Nguyên có về muộn đến thế nào, Hằng cũng ở lại chờ, thậm chí còn lẽo đẽo đi xe theo Nguyên đến khi chàng vào tận trong nhà, sập cổng rồi lại thì mới chịu “buông tha”.
Trai đẹp hãi hùng vì bị gái công sở đeo bám!
Buổi tối, Hằng lại “khủng bố” Nguyên bằng điện thoại, laptop: Nguyên online là lập tức nhảy vào nói chuyện, không trả lời thì chuyển sang gọi điện. Nếu vẫn không nhấc máy, Hằng sẽ “đổi chiêu”, chuyển sang nhắn cho chàng hàng loạt tin với nội dung hỏi han, thể hiện sự nhớ nhung, bày tỏ tình cảm… Giải thích cho sự “tấn công mãnh liệt” này, Hằng bảo: “Thời hiện đại rồi, quan trọng gì chuyện con trai hay con gái ‘cầm cưa’ nữa đâu. Mình thích người ta, mình phải thể hiện ra thì người ta mới biết được chứ, mà càng thể hiện nhiều, người ta mới càng cảm động, càng dễ xiêu lòng”.

Để cho cả thế giới biết được mình thích Nguyên đến mức nào, mỗi lần công ty tổ chức đi ăn, đi chơi, Hằng lúc nào cũng tìm mọi cách để Nguyên phải đèo mình đi cùng, và không ngại ngần quàng tay ôm eo, dựa vai chàng trên suốt quãng đường. Ngoài ra, những hàng động tình cảm khác như cầm tay, ngồi sát lại gần, hay đứng từ phía sau vòng tay ôm cổ chàng cũng được Hằng “tận dụng” một cách triệt để, mặc cho Nguyên phát ngượng với mọi người và liên tục đẩy ra.
“Vì nghĩ làm cùng phòng, cô ấy lại là con gái, nên mình cũng không muốn làm điều gì căng thẳng quá. Vẫn biết là con trai hay con gái đều có quyền bình đẳng để bày tỏ tình cảm, nhưng bày tỏ thế nào để người ta cảm thấy hạnh phúc vì được yêu, chứ không phải là hết hồn vì ‘bị’ yêu như thế này”. Nguyên bực mình chia sẻ.
Cũng giống như trường hợp của Nguyên, Hải cũng trải qua một thời gian dài vô cùng mệt mỏi vì “bị” yêu quá nhiều.
Theo lời kể của Hải thì Hải và Vân là bạn học cùng lớp đại học, và: “Mình bắt đầu cảm nhận được tình cảm của cô ấy từ năm thứ 2, nhưng lúc đầu cũng chỉ coi là bạn bè thôi vì không có cảm xúc gì cả. Ba năm sau, bọn mình ra trường, đi làm rồi mà cô ấy vẫn kiên nhẫn ở bên cạnh chờ đợi, tiếp xúc nhiều thấy cô ấy cũng dịu dàng, dễ thương, lại nghĩ rằng làm gì có mấy người con gái chung tình đến vậy, nên mình cũng gật đầu đồng ý trở thành bạn trai của cô ấy”.


Trai đẹp hãi hùng vì bị gái công sở đeo bám!
Lúc mới yêu nhau, Hải cảm thấy rất vui trước sự quan tâm, chăm sóc chu đáo, nhiệt tình của Vân. Mặc dù ở cách nhau đến 5,6 cây số, nhưng sáng nào Vân cũng nấu và mang đồ ăn sáng đến tận nơi cho Hải, kèm theo sẵn hộp cơm trưa để Hải ăn tại văn phòng. Buổi tối nào khi đi làm về, Vân cũng đến nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp và giặt quần áo giúp người yêu, đến khi nào hết việc và Hải lên giường đi ngủ, Vân lại một mình đi xe về chỗ trọ. Thứ 7, chủ nhật nào Vân cũng đến chỗ Hải từ sớm, ở lại cả ngày vì: “Em chỉ muốn ở bên cạnh anh thôi”. Nhiều lần có hẹn riêng, Hải bảo Vân ở nhà, không cần đến nữa, thì một lúc sau vẫn thấy Vân xuất hiện với lý do là: “Em thích ở đây đợi anh về”.

Dần dần, Hải cảm thấy cuộc sống của mình vô cùng ngột ngạt khi có Vân. Hải bảo: “Cô ấy chăm sóc cho mình từng li từng ti một, không để mình động tay động chân vào bất cứ việc gì, nhưng sự chăm sóc ấy không giống một người yêu, mà giống một người… mẹ hơn. Biết là yêu thì muốn ở bên nhau, nhưng lúc nào cũng phải kè kè bên cạnh khiến mình ngạt thở, nhất là thời gian này, cô ấy còn đang mong công ty mình có đợt tuyển dụng mới, để… xin vào làm cùng mình luôn nữa”.
Nhiều lần thực sự Hải muốn nói lời chia tay, nhưng lại cứ nấn ná vì sợ Vân buồn, Vân không chịu đựng được. Khổ nỗi, thấy người yêu “khang khác” và có vẻ lạnh nhạt, Vân lại càng cố gắng chăm hơn, chiều chuộng người yêu hơn. Không chỉ có vậy, sợ một ngày nào đó sẽ mất Hải, nên Vân liên tục đòi Hải phải đưa về ra mắt ra đình, đòi tổ chức đám cưới. Mặc cho Hải hết lời phân tích rằng cả hai vừa mới ra trường, tuổi quá trẻ và mọi thứ đều chưa ổn định, Vân vẫn khóc lóc, năn nỉ, thậm chí còn đòi… tự tử nếu Hải không đồng ý.

“Đến mức thế này, thì mình không còn nổi một chút cảm xúc yêu đương nào nữa, mà trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ cách làm sao để thoát khỏi cô ấy càng nhanh càng tốt”, Hải mệt mỏi chia sẻ.

Khốn khổ vì là... con sếp!

Con sếp là phải... dốt?

Có trong tay 2 tấm bằng đại học trong nước, học Thạc sĩ Kinh tế tại nước ngoài, lại từng có mấy năm kinh nghiệm quản lý, nên dù còn rất trẻ, cũng không có gì khó hiểu khi ngày đầu tiên về công ty của bố, Hùng đã được giao luôn cho vị trí Trưởng phòng kinh doanh. Thế nhưng, chưa tận hưởng niềm vui được bao lâu thì Hùng đã "tá hỏa" với vô số những việc từ trên trời rơi xuống.

Ngay trong buổi liên hoan đầu tiên với phòng mới, đằng sau những tiếng cụng ly, lời chúc tụng, Hùng cũng không khỏi giật mình trước những cái nguýt dài, hoặc những câu nói bóng gió xa gần: "Ôi dào, con vua thì làm vua, ở đời lúc nào chẳng thế", rồi "Con sếp ắt phải làm sếp, chứ cần gì biết tài cán đến đâu".
Khốn khổ vì là... con sếp!

Vừa tự nhủ: "Chẳng qua mọi người chưa hiểu mình nên nói vậy", Hùng vừa cố gắng hết mình trong công việc để khẳng định và chứng tỏ chứng tỏ bản thân. Nhưng mọi thứ quả thực không hề dễ dàng như Hùng tưởng, các nhân viên tuy bên ngoài vẫn một điều sếp, hai điều dạ vâng, nhưng bên trong thì luôn ngấm ngầm chống đối, không làm theo hoặc tỏ ra không phục.

Chưa hết, những thông tin "thông tấn xã con vịt" không biết từ đâu ra cứ truyền tai hết người này đến người khác: Nào là nhờ bố làm sếp, nhà giàu nên chạy điểm cho Hùng đỗ và học được hai trường đại học, hay: Chắc lại ăn chơi, đú đởn quá nên mới bị tống ra nước ngoài, gắn thêm cái mác du học chứ Thạc sĩ gì. Đến vị trí Trưởng phòng ở công ty cũ trước mà Hùng đã làm, cũng được khẳng định là: "Công ty bạn bố nên được ưu ái, cho cái chức danh thôi, chứ có tiếng mà làm gì có miếng'. Thậm chí, có lần Hùng còn vô tình nghe được cô nhân viên của mình đứng nói oang oang giữa phòng rằng: "Chỉ biết dựa hơi bố mà cũng nghĩ mình oách lắm vậy, thử ra ngoài xem, làm nhân viên quèn chắc gì đã xong".

Bức xúc và ngán ngẩm, Hùng thở dài: "Sao mọi người lúc nào cũng có định kiến về con sếp, con nhà giàu thế nhỉ? Chẳng lẽ cứ nhà giàu, bố làm sếp là phải... học dốt, ăn chơi, không làm được tích sự gì hay sao?".

Trở thành "bia đỡ đạn" cho cả phòng

Cùng cảnh ngộ "con sếp không hề sướng" như Hùng, câu chuyện của Trang lại dở khóc dở cười theo một cách khác.


Kể từ khi chính thức vào làm tại phòng kế toán trong công ty của mẹ, bỗng dưng Trang kiêm luôn chân… xin xỏ cho cả phòng. Từ những việc nhỏ nhặt như người này bị đau chân, muốn xin làm việc tại nhà vài hôm, đến những chuyện to hơn như: "Chị làm một năm rồi mà chưa được xem xét tăng lương, em thử hỏi giúp chị". Ai ai cũng vin vào một cớ: "Em là con của sếp, lời nói kiểu gì chẳng có trọng lượng hơn bọn chị" để nhờ vả hết việc này đến việc khác. Không giúp thì khó xử, mà hỏi giúp thì liên tục bị mẹ mắng vì: "Không phải việc của con, sao không lo tập trung vào chuyên môn mà cứ đi lo việc bao đồng cho người khác như thế hả", khiến Trang chẳng biết làm thế nào cho đúng.
Khốn khổ vì là... con sếp!
Không dừng lại ở đấy, mà khi cả phòng "gây án" hay công việc có "tội lỗi" gì là y như rằng, người phải đứng ra nhận hết tội lỗi bao giờ cũng là Trang, bởi: “Con sếp dù thế nào cũng chỉ bị mắng, xong là thôi, chứ làm gì có chuyện bị đuổi việc, nên em hãy chịu khó vì mọi người nhé".


Vậy là vì cả nể, khó xử, gật đầu giúp, mà không ít lần Trang bị phê bình, bị mắng oan, khóc thút thít vì ấm ức. Trang chia sẻ: "Có lẽ mình phải chuyển chỗ làm, chứ cứ như thế này thì thực sự mệt mỏi lắm".

Con sếp cũng "ế" người yêu

Xinh đẹp, giỏi giang, nhưng chỉ vì là con của một "sếp bự" mà dù đã đi qua tuổi "băm", Mai vẫn một mình lẻ bóng. Nguyên nhân chính là bởi, rất nhiều chàng trong công ty lúc đầu có ý muốn “xách cưa” nàng, nhưng hễ cứ biết chức vụ Tổng giám đốc của bố Mai, và ngôi biệt thự “hàng khủng” mà nhà nàng đang sở hữu thì lại thấy… chạnh lòng. Có chàng còn tâm sự thẳng thắn rằng: “Giờ mà yêu em, chắc đến 99% người ta nghĩ anh hám giàu, anh lợi dụng. Mà con trai thằng nào cũng thế cả, bị nghĩ như vậy cứ… nhục nhục thế nào ấy” rồi sau đó cũng thờ ơ với Mai luôn.
Ngoài ra, vấn đề còn nằm ở chỗ, bản thân Mai cũng rất kiêu hãnh về bản thân, cũng như ý thức rõ ràng về “gia thế, điều kiện” của gia đình mình, nên những tiêu chí mà nàng đặt ra cho “chàng trai lý tưởng” nếu kể ra cũng phải dài cả vài… trang giấy. Cứ thế, chàng này đến, rồi chàng khác đi, Mai vẫn thấy “thiếu hụt” tiêu chí này, tiêu chí nọ và lại “chịu ế” để chờ đúng “hoàng tử trong mơ” xuất hiện.

Yêu con gái sếp, khổ lắm chứ sướng gì!

Giang mới vào công ty làm việc đã có sức hút kỳ lạ với Quân - phó phòng truyền thông, anh không thuộc tuýp người thích tình chốn công sở, nhưng anh không cưỡng được tình cảm của mình, đó dường như là định mệnh, là tiếng sét ái tình.

Công ty nào chẳng có lệ “ma cũ bắt nạt ma mới”, Giang mới vào bị các cô, các chị ở công ty hành cho khổ sở quá. Dáng người cô vốn mảnh khảnh, tiểu thư, yếu ớt, khuôn mặt khả ái nên càng khiến các cô, các chị đố kỵ, sai bảo. Giang được phân cùng phòng với Quân, tức là cùng bộ phận truyền thông, nghĩa là những việc như lau dọn, bê nước hoặc photo văn bản không phải là nhiệm vụ chính mà cô được phân công, ấy thế mà ai cũng “nhờ” cô.
Yêu con gái sếp, khổ lắm chứ sướng gì!
Quân được giao hướng dẫn công việc cho Giang, ban đầu thì chỉ là khó chịu khi “học trò” của mình không tập trung được công việc vì chốc chốc lại bị sai khiến, đến sự cảm phục khi thấy cô bé tiểu thư cắn răng chịu đựng cần mẫn làm hết mọi việc không một lời kêu than. Rồi, không thể chịu đựng được hơn anh đã “ra tay” giúp đỡ cô gái nhỏ, thẳng thắn yêu cầu mọi người dừng trò bắt nạt lại. Tất nhiên, các cô, các chị xấu hổ cười trừ, bớt hành Giang hơn, tuy nhiên lại quay ra ác cảm với Quân vì cho rằng anh là “đồ mặc váy”, là “kẻ xía vào chuyện người khác”.

Với sự chân thành và thực tâm hướng dẫn cùng với khả năng tiếp thu nhanh, thích ứng tốt của Giang, chỉ sau hai tháng tận tình kèm cặp cô đã có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình. Lúc này thì cũng là thời điểm cả hai nảy sinh tình cảm và đã quyết định ghép thành một đôi, Quân rất hài lòng vì người yêu tuyệt vời của mình. Nhưng điều bất ngờ nhất là ngày về nhà người yêu chơi anh mới bật ngửa ra Giang là con gái rượu của giám đốc công ty anh, vậy mà bao lâu nay ông giám đốc giấu con gái kỹ quá. Trong khi anh mắt chữ o mồm chữ a thì Giang tỏ ra rất bình thường, cho việc đó không có gì quan trọng bởi cô phải “tự lập” tất cả trước khi thật sự sẽ tiếp quản công ty trong tương lai nên bố cô không ảnh hưởng gì tới cô cả.
Nhưng Giang nghĩ quá đơn giản, bởi “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra” việc Giang là con gái giám đốc nhanh chóng được phát hiện, lúc này cuộc sống của Quân bị đẩy vào bế tắc.
Bị cả công ty cô lập
Từ khi biết Giang là con gái giám đốc phe nữ giới trong công ty bắt đầu liên kết nhau tách Quân ra, bởi cho rằng anh là kẻ “phản bội” biết Giang là con gái giám đốc mà không nói cho chị em công ty biết mà tránh. Còn nam giới công ty cũng đố kỵ không kém, mọi người nghĩ rằng Quân là kẻ cơ hội, biết Giang là con gái giám đốc hám danh, hám lợi một mình tán tỉnh “ăn quả lẻ” để thuận đà thăng tiến, không cho anh em biết.
Quân trở nên bị cô lập, không còn ai muốn giao tiếp, nói chuyện với anh nữa, cứ nơi nào thấy Quân xuất hiện là y như rằng mọi người lảng tránh. Nếu đồng nghiệp có nói chuyện với anh cũng tỏ ra e dè, thận trọng. Anh cảm thấy hụt hẫng và buồn chán, anh chỉ ước được như trước kia được sống hòa đồng cùng tất cả mọi người.
Yêu con gái sếp, khổ lắm chứ sướng gì!
Không được công nhận năng lực
Dù Quân có cố gắng đến đâu anh cũng không được công nhận về kết quả công việc đạt được, nếu cấp trên có lời khen cho những ý tưởng của anh thì ngay lập tức sẽ có rất nhiều lời xì xào không phục. Tất cả mọi người nghĩ rằng chỉ vì anh là người yêu con gái giám đốc nên mọi việc anh làm đều tốt là hiển nhiên, đấy đâu phải năng lực của anh.

Hơn nữa, trong những cuộc hội ý để vạch ra kế hoạch, chiến lược hoạt động của công ty, không ai có ý kiến, đến khi Quân mạnh dạn đưa ra ý kiến và được công nhận thì mọi người xúm vào dè bỉu bảo nhau “biết trước Quân sẽ đưa ra ý kiến nên ý kiến của mọi người là thừa”. Điều này khiến anh suy nghĩ rất nhiều.
Đời tư bị soi mói
Và anh hẹn hò ở đâu, như thế nào cũng thành chủ đề bàn luận. Thường thì nhân viên công ty hay tự chuẩn bị bữa trưa mang đi cho tiết kiệm, hoặc sẽ xuống căng tin công ty ăn cơm bình dân. Nhưng để tránh búa rìu dư luận Giang thường rủ Quân đi ăn ở ngoài công ty, điều này dù khiến anh rất ngại vì phải thay đổi nhưng nghĩ vì người yêu anh cũng đồng ý. Đó là chuyện rất bình thường nhưng bao nhiêu thứ được thêu dệt lên, nào là “tranh thủ”, nào là “chê cơm bình dân”,… tất cả những lời này theo một cách nào đó đến tai anh khiến anh đau đầu.
Hay thỉnh thoảng dịp lễ, hoặc cũng có thể Giang đi đâu đó gặp những bộ quần áo đẹp mua tặng Quân, ngay lập tức hôm sau có lời xì xèo, bàn tán “đổi đời”, “lên đời”, “từ ngày yêu con giám đốc mặc toàn đồ hiệu”. Mặc dù hai người yêu nhau rất bình thường nhưng sự soi mói khiến anh cảm thấy ngột ngạt.
Áp lực từ phía gia đình người yêu
Điều khiến anh đau đầu hơn cả là áp lực từ phía gia đình Giang, mặc dù không thể hiện rõ ra nhưng anh nhận thấy dường như có ai đó ngấm ngầm theo dõi, để ý anh. Có người nào đó còn về tận quê điều tra gốc gác của anh.

Quân cảm thấy bị đụng chạm đến lòng tự trọng, anh yêu Giang không phải là vì ham danh, hám lợi hay vì bất kỳ một tư lợi nào, nó đơn giản chỉ là vì tình yêu chân thành. Nhưng những áp lực anh đang phải trải qua khiến anh chán nản, anh cảm thấy dường như mọi thứ đang quá sức đối với anh. Nhưng anh biết Giang không có lỗi, bởi cô cũng yêu anh thật lòng, cũng đơn thuần chỉ là tình yêu chân thành. Giờ đây nhìn người yêu nhỏ bé đi bên cạnh anh không biết làm sao để thoát khỏi chuyện này. Chia tay là điều anh không muốn, bỏ việc anh cũng không muốn bởi anh gắn bó với công ty từ khi ra trường, rồi làm việc mãi mới khẳng định được năng lực của mình, mới có chút thành công. Giờ đây anh không muốn từ bỏ. Anh cảm thấy mệt mỏi, không biết mình sẽ phải làm sao.

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

9 ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI CHỌN NGHỀ

Theo nghiên cứu của một nhóm các doanh nghiệp ở New York, một nửa số người có việc làm tại Mỹ không thoả mãn với công việc hiện tại của mình. Hầu hết họ muốn thay đổi từ 3 đến 5 nghề và mong muốn có tới 10 hoặc hơn nữa sự khác biệt trong công việc của họ.
Điều đó cho thấy rằng, các quyết định nghề nghiệp không đúng đắn sẽ gây nên những hậu quả khỏ tránh khỏi như buồn chán trong công việc, không hoàn thành nhiệm vụ hay trách nhiệm bị lơ là... Vậy làm thế nào để đạt được sự thoả mãn và thành công trong nghề nghiệp?
Nếu bạn muốn có một công việc hoàn hảo, hãy dành một chút thời gian để cân nhắc 9 yếu tố sau đây của các chuyên gia tư vấn Susan peni (một công ty tuyển dụng lao động lớn của Mỹ) trước khi bắt đầu công việc mới.
1. Điểm mạnh của bạn
Hãy liệt kê những kỹ năng và khả năng được xem là ưu thế đặc biệt của bạn. Chú ý làm bật lên những nét tiêu biểu của cá nhân bạn như: lòng nhiệt tình, tính trung thực, những kỹ năng mà bạn học được có thể ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề. Đặc biệt, nên nhấn vào những kỹ năng mà do giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm mà bạn đã có được.
2. Sở thích của bạn
Nên liệt kê các sở thích của mình trước khi quyết định chọn việc. Chẳng hạn, bạn có giỏi về công nghệ thông tin không? Bạn có hay sửa chữa máy móc hay các đồ dùng trong nhà không? Bạn có thích chụp ảnh không? Hay bạn có khả năng đặc biệt gì với các con số? Bạn có sẵn lòng giúp đỡ mọi người giải quyết các vấn đề khó khăn?... Hãy cân nhắc tất cả sở thích của bạn.
3. Động lực thúc đẩy
Động lực thúc đẩy bạn tìm kiếm công việc là yếu tố cực kì quan trọng. Bạn nên cân nhắc kỹ nó. Hãy thử đặt nhiều câu hỏi khác nhau: Bạn làm công việc này vì lợi ích cộng đồng? Vì bạn muốn có quyền lực? Hay bởi bạn cảm thấy nó sáng tạo và phù hợp với bạn? Sự đa dạng, độc lập, sự thừa nhận của xã hội, mức lương và mức độ nguy hiểm của công việc quan trọng như thế nào với bạn? Hãy cố gắng trả lời tất cả các câu hỏi đó.
Động lực thúc đẩy bạn tìm kiếm công việc là yếu tố cực kì quan trọng. Bạn nên cân nhắc kỹ nó. (Ảnh minh họa - Internet)
4. Tiền lương tháng
Tiền có thể là một trong các yếu tố cho bạn có những quyết định có nên làm ở công ty đó hay không. Nếu bạn cảm thấy nghề nghiệp đó phù hợp với mình, bạn sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp, vì lý do gì? Liệu bạn có hy vọng được mức lương cao hơn trong công việc này?

Sắp xếp bàn làm việc theo phong thuỷ

5. Vị trí mong muốn
Quyết định mức độ trách nhiệm bạn có thể đảm đương trong công việc. Bạn muốn mình ở vi trí nào trong công ty? Bạn muốn mình là người lãnh đạo? Vậy bạn có giỏi trong công tác quản lí nhân sự không? Hay bạn thích làm ở một vị trí nào khác? Từ mong muốn đó, bạn hãy lựa chọn công việc phù hợp với bản thân.
6. Địa điểm làm việc
Cân nhắc vị trí, địa điểm của công ty bạn muốn làm. Bạn là người hay di chuyển? Loại hình công việc bạn lựa chọn là gì? Bạn có muốn làm việc gần những nơi đông người và thuận tiện giao thông đi lại không? Khi đặt ra các yêu cầu đó, tất nhiên khu vực làm việc của bạn sẽ bị giới bạn nhưng bù lại nó lại phù hợp với nguyện vọng và sở thích của bạn.
7. Mức độ hiểu biết riêng
Liệt kê tất cả những hiểu biết, những kiến thức mà bạn học được từ trường phổ thông, từ thói quen, hay những kinh nghiệm gia đình....Ví dụ, bạn có giỏi nấu ăn không? Bạn có đầu óc sáng tạo trong việc thiết kế, trang trí nhà cửa không?... Chỉ cần một hoặc hai điểm mạnh của mình, bạn có thể trở thành một ứng viên đặc biệt. Chẳng hạn, bạn hiểu biết về môn thể thao đua xe, bạn sẽ trở thành chuyên gia tư vấn về đua xe.
8. Môi trường làm việc
Chịu khó rút kinh nghiệm từ những công việc trước, những điều bạn thích và không thích để lựa chọn môi trường làm việc mới thích ứng với bạn. Chẳng hạn, bạn muốn làm việc cho một tổ chức, một công ty lớn hay nhỏ? Bạn có muốn làm việc ở nơi yên tĩnh không? Bạn thích những người làm cùng với bạn phải như thế nào?
9. Mẫu đồng nghiệp của bạn
Cần biết chính xác trình độ các đồng nghiệp của bạn trong môi trường mới. Nếu bạn đã từng làm việc cho một ông chủ trình độ yếu kém hay làm cùng một nhóm người thiếu hiểu biết thì bạn sẽ biết tại sao điều này lại quan trọng. Bạn muốn làm việc với những người sáng tạo? Những người luôn hoà đồng hay những người theo "chủ nghĩa cá nhân"? Bạn muốn ông chủ tương lai của mình là một người hay xoi mói, theo dõi bạn từng bước chân hay là người để cho bạn làm việc tự do, độc lập?
Đọc xong 9 điều trên, bạn đã tìm ra được suy nghĩ nào mới hơn cho sự nghiệp của mình chưa? Hi vọng bạn chọn đúng và chúc bạn thành công.

5 THÓI QUEN ĂN SÁNG TAI HẠI NÊN TỪ BỎ

1. Ăn sáng quá nhanh, nguy cơ mắc ung thư cao
Các chuyên gia chỉ ra rằng, ảnh hưởng trực tiếp của việc ăn quá nhanh là khả năng tiêu hóa không tốt, nguy cơ béo phì tăng gấp đôi. Nhai không kỹ, làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, xác suất bị bệnh trào ngược thực quản cũng tăng lên nhiều, hơn nữa ăn quá nhanh không thể kích thích hoạt động của não, người sẽ trở nên trì trệ.
Ngoài ra, nhiều người không quản thức ăn còn nóng bỏng đã vội vàng cho vào miệng. Thói quen này về lâu dài có thể gây ung thư cuống họng và nhiều loại bệnh đường tiêu hóa khác. Vì vậy, bạn nên ăn chậm nhai kỹ, không những có thể giúp thức ăn tiêu hóa tốt, mà cũng có thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
2. Ăn sáng quá sớm gây tổn hại chức năng dạ dày
Theo Health.sina, nhiều người có thói quen buổi sáng 5-6h dậy rồi ăn sáng luôn, họ cho rằng như vậy có thể kịp thời bổ sung năng lượng cơ thể cần thiết, nhưng bữa sáng ăn quá sớm có khả năng làm tổn thương dạ dày.
Trong quá trình ngủ vào ban đêm, phần lớn các cơ quan trên cơ thể người đều được nghỉ ngơi, nhưng cơ quan tiêu hóa do cần tiêu hóa hấp thụ thức ăn của bữa tối, thông thường đến lúc sáng sớm mới thực sự đi vào trạng thái nghỉ ngơi, nếu bữa sáng ăn quá sớm, sẽ ảnh hưởng đến quá trình này.
Ăn sáng quá sớm gây tổn hại chức năng dạ dày
Lời khuyên của các chuyên gia là nên sắp xếp ăn sáng trong khoảng 6h30 đến 8h30, ăn trong vòng 15-20 phút, tạo thói quen làm việc nghỉ ngơi có quy luật.
3. Khẩu phần bữa sáng không cân đối gây thiếu dinh dưỡng
Nếu bữa sáng đơn nhất một món, chỉ ăn sữa, hoặc hoa quả, có thể khiến lượng đường trong máu thấp, không thể kịp thời cung cấp đầy đủ năng lượng cho não, dễ xuất hiện các vấn đề như hồi hộp, mệt mỏi mất sức, khả năng tập trung kém, làm suy giảm nghiêm trọng hiệu suất làm việc và học tập. Dinh dưỡng đơn nhất dẫn tới cơ thể thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết.
Khẩu phần bữa sáng không cân đối gây thiếu dinh dưỡng
Bữa sáng ăn thịnh soạn giúp lượng đường và mỡ trong máu được kiểm soát tốt, hiệu quả giảm béo cũng càng rõ rệt. Nhưng bữa sáng quá nhiều dinh dưỡng với thực phẩm giàu protein, calo, mỡ như hamburger, thực phẩm chiên rán lại chỉ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, dẫn tới béo phì.
Năng lượng hấp thụ trong bữa sáng nên chiếm 25-30% tổng năng lượng cần trong ngày. Các chuyên gia khuyên, một bữa sáng chất lượng cao nên phối hợp dinh dưỡng theo nguyên tắc “cần 4 bỏ 2”, có nghĩa là cần bao gồm món ăn chính chứa tinh bột; thực phẩm từ sữa, trứng, đậu giàu protein; có rau quả; một thìa hạt như óc chó, hạnh nhân; không ăn thực phẩm dầu mỡ; đồ nướng hoặc xông khói.
4. Môi trường ăn sáng kém vệ sinh, nguy hại tiềm ẩn
Nhiều nhân viên công sở có thói quen vừa đi vừa ăn, nhưng hành vi này khiến bạn “rước bệnh vào người từ miệng”, khiến dạ dày khó chịu, ảnh hưởng đến tiêu hoá bình thường, cuối cùng dẫn tới viêm, thậm chí sa dạ dày.
iêu hoá không tốt còn tăng nguy cơ béo phì. Mua bữa sáng ngoài đường cũng khó đảm bảo vệ sinh, vì trong bụi bẩn, khói xe và túi nilon chứa nhiều thành phần có hại.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tự làm bữa sáng, ăn tại nhà hoặc một nơi cố định khác. Nếu thực sự không có điều kiện, bạn phải mua tại các tiệm ăn đảm bảo vệ sinh, tin cậy.
5. Bữa sáng sử dụng thức ăn thừa, mất an toàn thực phẩm
Nhiều người để tiết kiệm công sức và thời gian, chuẩn bị trước bữa sáng của ngày hôm sau. Nhưng thức ăn sau khi để qua đêm, đặc biệt là rau, có thể sản sinh nitrite (một chất gây ung thư), cực kỳ nguy hại đối với sức khoẻ.
Vì vậy, bữa sáng nên cố gắng ăn đồ ăn tươi mới, đối với các thức ăn thừa, nhất định phải bảo quản tốt để tránh biến chất, đồ ăn lấy trong tủ lạnh ra phải hâm nóng hoàn toàn. Để rút ngắn thời gian, bạn có thể chế biến sơ qua thức ăn từ trước.